KẾ HOẠCH “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2018”

Lượt xem:


PHÒNG GD&ĐT KRÔNG NÔ    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS NÂM N’ĐIR                    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH

“Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2018”

 

– Căn cứ Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

– Căn cứ tình hình thực tế nhà trường. Trường THCS Nâm N’đir xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
  2. Mục đích:

Quán triệt, triển khai thực hiện Đề án số 02-ĐA/TU của Tỉnh ủy; thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương, địa phương về quy chế dân chủ ở cơ sở đến cán bộ, đảng viên, viên chức và học sinh nhà trường nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, góp phần tiếp tục đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao hiệu quả công tác dân vận và mối quan hệ mật thiết giữa các tổ chức với cán bộ nhân viên trong trường.

2.Yêu cầu:

Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu về thực hiện các quy định pháp luật về dân chủ ở cơ sở, nêu cao tinh thần phục vụ và ý thức trách nhiệm trước nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vận động nhân dân chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

  1. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:
  2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Quán triệt sâu rộng trong cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về nội dung Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18 tháng 02 năm 1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII); Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 60/2013/ NĐ-CP ngày 19/6/2013 về Quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ Luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; Kết luận số 114-KL/TW ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp; Qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

  1. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của chính quyền, của người đứng đầu, tập trung cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thành quy chế về thực hiện dân chủ cơ sở đảm bảo thực chất và hiệu quả.
  2. Nhà trường đã rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị theo các quy định tại Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ;
  3. Xây dựng, bổ sung hoàn thiện quy chế phối hợp giữa chính quyền, giữa thủ trưởng cơ quan, đơn vị với các đoàn thể, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, công khai tài chính, công khai đề bạt, bổ nhiệm, nâng lương, nâng ngạch đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quy định thi đua khen thưởng, quy chế tiếp dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị của nhân dân.
  4. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính;
  5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân. Yêu quý học sinh,tôn trọng phụ huynh. Kịp thời giải quyết những kiến nghị, bức xúc, nguyện vọng chính đáng liên quan trực tiếp đến CBCCVC, học sinh. Làm tốt công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiên quyết không để xảy ra các vụ việc phức tạp kéo dài, khiếu kiện vượt cấp đông người.
  6. Nâng cao chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
  7. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, rà soát, bổ sung, xây dựng cơ chế chính sách để Ban Thanh tra nhân dânhoạt động có hiệu quả.
  8. Ban TTND thường xuyên kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị không thực hiện tốt các quy định về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đặc biệt để xảy ra các vụ việc tham nhũng, tiêu cực; cán bộ, công chức, viên chức gây phiền hà, sách nhiễu cho nhân dân.
  9. Phối hợp với các cơ quan liên quan liên hành khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức và cá nhân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước.
  10. Nâng cao chất lượng, năng lực tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu trước tình hình mới
  11. Cán bộ GV,CNV trong nhà trường luôn thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, huyện về công tác cán bộ. Xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng.
  12. Nhà trường tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở các cấp để không ngừng nâng cao nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
  13. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

III. THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

  1. Đối với nhà trường

– Xây dựng kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ cơ sở năm 2018, triển khai quán triệt, tuyên truyền các nội dung cơ bản của Kế hoạch tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên; chỉ đạo các đoàn thể trong đơn vị tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên trong trường.

– Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về “tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

Cấp ủy tập trung chỉ đạo, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ và giải pháp. Chỉ đạo kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ tại cơ quan.

– Chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy định của cấp ủy, các tổ chức, đoàn thể về công tác cán bộ, về tài chính, về thi đua khen thưởng; các quy chế phối hợp hoạt động; giải quyết các đề nghị của cán bộ…đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn; đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ, công khai, minh bạch, hiệu quả. Chỉ đạo nghiêm túc việc tổ chức tiếp xúc, đối thoại với người đứng đầu cấp ủy tại cơ quan.

– Xây dựng và ban hành các quy định cụ thể nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực; bảo đảm việc thực hiện dân chủ cơ sở; phát huy, mang lại hiệu quả thiết thực; hằng năm xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả việc triển khai và tổ chức thực hiện tại cơ quan.

  1. Các tổ chuyên môn, tổ văn phòng:

Tham mưu, đề xuất những biện pháp giúp nhà trường thực hiện tốt những quy định của quy chế dân chủ.

– Chấp hành và tổ chức thực hiện tốt các hoạt động dân chủ trong tổ;

– Thực hiện nghiêm túc lề lối làm việc trong tổ, giữa các tổ với nhau và giữa tổ với nhà trường; thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của tổ và những quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường Tiểu học.

  1. Các tổ chức chính trị trong nhà trường

– Người đứng đầu các tổ chức chính trị tổ chức trong nhà trường là người đại diện các tổ chức chính trị cần:

– Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

– Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các đoàn thể, các tổ chức, đảm bảo tính dân chủ trong bàn bạc các chủ trương, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường.

– Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường để đề nghị hiệu trưởng giải quyết. Hiệu trưởng không thể giải quyết thì báo cáo lên cấp có thẩm quyền trong ngành theo phân cấp quản lý để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết.

  1. Cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường:

– Thực hiện các nhiệm vụ và quyền của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục; thực hiện các nhiệm vụ và quyền của giáo viên theo điều 34; 35 trong Điều lệ trường Tiểu học.

– Cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, côngchức, viên chức và không được làm những việc đã bị cấm theo quy định của pháp lệnh công chức.

– Cán bộ, công chức, viên chức chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Hiệu trưởng về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; có nếp sống lành mạnh trung thực, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Cán bộ, giáo viên, nhân viên phải tuân theo quy định của nhà trường về giờ giấc, trang phục, quy chế chuyên môn, nề nếp sinh hoạt, luôn trau dồi tác phong, đạo đức không ngừng học tập để luôn xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

– Trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải phục tùng sự hướng dẫn và chỉ đạo của cấp trên.

– Cán bộ, công chức, viên chức phải tự phê bình nghiêm túc, phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm để không ngừng tiến bộ, phải thẳng thắng phê bình, đấu tranh để xây dựng nội bộ nhà trường trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, kể cả góp ý kiến, phê bình thủ trưởng cơ quan: Khi được yêu cầu, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm đóng góp ý kiến vào việc xây dựng các văn bản, các đề án của nhà trường.

– Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng bè phái, mất đoàn kết, cửa quyền, quan liêu và những hoạt động khác vi phạm dân chủ, kỷ cương, nề nếp trong nhà trường.

– Thực hiện đúng những quy định trong Luật Giáo dục, những qui định trong pháp lệnh cán bộ, công chức, Luật Phòng chốngtham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, Luật Khiếu nại, tố cáo.

– Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, cán bộ, công chức; tôn trọng đồng nghiệp và học sinh; bảo vệ uy tín của nhà trường.

– Thực hiện và làm theo “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
  2. Nhà trường chỉ đạo triển khai, đôn đốc thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện dân chủ ở cơ sở.
  3. Cán bộ, giáo viên, nhân viên, các tổ chức chính trị trong nhà trường cần nghiêm túc thực hiện kế hoạch này.
  4. Người đứng đầu các tổ chức chính trị trong nhà trường đặc biệt là Công Đoàn có trách nhiệm tổ chức, kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; kịp thời biểu dương khen thưởng kịp thời cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở./.